English version
See also:

UNODC xây dựng tài liệu tập huấn phòng chống bạo lực gia đình dành cho giảng viên Học viện Cảnh sát Việt Nam



Hà Nội (Việt Nam), 7 May 2012
- Theo nghiên cứu quốc gia của Tổng cục thống kê Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới, một phần ba số phụ nữ đã kết hôn tại Việt Nam đã từng bị bạo lực gia đình. Nhận thấy rằng lực lượng cảnh sát là lực lượng chủ chốt trong hệ thống tư pháp đấu tranh với bạo lực gia đình, UNODC và các chuyên gia Việt Nam đã xây dựng tài liệu tập huấn phòng chống bạo lực gia đình dành cho cảnh sát được dạy tại Học viện Cảnh sát.Mark Lalonde, chuyên gia đào tạo cảnh sát quốc tế đồng thời là tác giả chính của cuốn sổ tay UNODC Công an xử lý hiệu quả bạo lực gia đình đối với phụ nữ, nói: "Giảng dạy về bạo lực gia đình trong các Trường, Học viện đào tạo cảnh sát là một bước quan trọng trong việc bảo vệ hiệu quả nạn nhân. Việc xử lý mạnh những hành vi bạo lực đối với phụ nữ là dấu hiệu của một quốc gia mạnh, tôn trọng quyền của công dân nước đó được sống trong cuộc sống không có bạo lực"



Từ ngày 03/4 đến ngày 6/4/2012, Ông Lalonde đã tập huấn 20 giảng viên của Học viện Cảnh sát về cách giảng tài liệu tập huấn về bạo lực gia đình. Mục tiêu của khóa tập huấn là nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với phụ nữ và nâng cao các kỹ năng giảng dạy cho giảng viên Học viện Cảnh sát.
Ông Lalonde: "Việt Nam đang đà phát triển nhanh và với sự phát triển đó, việc phòng chống tội phạm và những yêu cầu dành cho lực lượng Cảnh sát sẽ trở nên phức tạp hơn. Giáo viên cần phải được trang bị các phương pháp tập huấn mới nhất để đảm bảo rằng cán bộ cảnh sát tương lai được trang bị đầy đủ để đương đầu với những thử thách mới"



Cảnh sát là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Họ có trách nhiệm thực hiện việc xử lý ban đầu khi xảy ra vụ việc, đồng thời bảo vệ các quyền của phụ nữ và bé gái, đảm bảo sự an toàn của nạn nhân, và mang lại sự công bằng cho họ.
Họ cũng là những người tiêu biểu. Bằng những hoạt động chống lại bạo lực gia đình đối với phụ nữ, lực lượng cảnh sát đã gửi một thông điệp quan trọng tới xã hội là hành động này không thể được chấp nhận.
Thượng tá Nhữ Thị Minh Nguyệt, Trưởng ban công tác Phụ nữ của Tổng cục phòng chống tội phạm, Phó cục trưởng Cục Chính trị Hậu cần Cảnh sát phòng, chống tội phạm phát biểu: "Bạo lực gia đình có sự ảnh hưởng tiêu cực lên nạn nhân, gia đình và xã hội. Phụ nữ bị bạo hành phải chịu đựng rất nhiều và đây là một sự ưu tiên của Bộ Công an trong việc củng cố Luật phòng chống bạo lực gia đình"



Bối cảnh
Phần chính của xử lý tư pháp hình sự vùng của UNODC là xây dựng hệ thống tư pháp hình sự đồng bộ và trách nhiệm đáp ứng được những nhu cầu của những người dễ bị tổn thương. Bao gồm các biện pháp thiết lập trong đó có tập huấn cho lực lượng hành pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ.

Tại Việt Nam, UNODC hợp tác với Bộ Công an tăng cường năng lực cho cán bộ hành pháp và tư pháp phòng chống và xử lý tốt hơn các vụ việc về bạo lực gia đình.

Dự án của UNODC "Tăng cường năng lực cho cán bộ hành pháp và tư pháp phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam (VNM/T28) đã tập huấn hơn 700 cán bộ hành pháp, xã hội và tư pháp tại các tỉnh thí điểm trong năm 2010.
Dự án cũng tổ chức khảo sát hỗ trợ tư pháp dành cho nạn nhân của bạo lực gia đình tại Việt Nam và các hoạt động nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình tại cộng đồng, và cách xử lý hiệu quả, bao gồm cả truy tố hình sự.

Dự án T28 được tài trợ bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ (SDC), Đại sứ quán Mỹ và Quỹ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thông qua Chương trình hợp tác Chính phủ - Liên hiệp quốc về Bình đẳng giới và Quỹ Một kế hoạch của Liên hiệp quốc tại Việt Nam.